Nguồn gốc của Đức Phật giáo chủ Phật giáo
         Theo lịch sử Phật giáo (xem tài liệu “Khái niệm cơ bản về niềm tin phật giáo” của Pháp Sư Quảng Tịnh trên thì Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni (vốn là Thái tử Tất Đạt Đa) sinh vào ngày rằm tháng tư (âm lịch) năm 624 trước Công nguyên. Phụ thân của Ngài là vua Tịnh Phạn (Shuddhdara) trị vì vương quốc Ca-tỳ-la-vệ (hiện nay ở phía nam nước Nepal, lúc bấy giờ thuộc lãnh thổ Ấn Ðộ). Mẫu thân là phu nhân Ma Đa - công chúa thành Thiên Tý (Devadaha), thuộc dòng tộc Câu-lợi (Koliya), là chị em cô cậu với vua Tịnh Phạn.
         Thái tử khi sinh ra đã có 32 tướng tốt báo trước Ngài là một vị xuất chúng và Ngài sẽ thành Phật để dìu dắt muôn loài. Ngài sinh ra vừa được bảy ngày, mẹ Ngài từ trần. Bà dì Ngài là bà Ma-ha-ba-xà-ba-đề nuôi nấng chăm sóc Ngài. Thái tử sống trong cảnh cực kỳ sung sướng và được sự nuông chiều hết sức của vua cha. Xung quanh Ngài luôn luôn có vũ nữ ngày đêm đờn ca xướng hát để làm vui lòng Ngài. Tuy nhiên, Thái tử vẫn trầm tư mặc tưởng. Trên mặt luôn luôn lộ nét buồn kín đáo và một đôi lần Ngài đã tỏ với vua cha xin đi xuất gia để tìm phương cứu mình, cứu đời. Đoán biết ý con, vua Tịnh Phạn sinh sợ sệt và tìm đủ mọi cách tăng thêm dục lạc, cưới vợ cho Thái tử, mong làm khuây được chí nguyện xuất gia của Ngài. Tuy vậy, sau nhiều lần mục kích những thảm trạng già, đau, bệnh, chết và sự bất công mạnh hiếp yếu, khôn lấn dại, trong những cuộc du ngoạn ở bốn cửa thành, Thái tử Tất Đạt Đa cảm nhận được những nỗi thống khổ của con người, lòng thương chúng sanh trổi dậy. Với một ý chí cương quyết tìm chân lý, nên trong một đêm kia sau buổi yến tiệc linh đình, Ngài đã cưỡi ngựa Kiền Trắc vượt thành xuất gia với người hầu cận trung thành là Xa Nặc giữa lúc mọi người đang chìm trong bóng tối và mê man theo giấc ngủ. Ngài ra đi lúc 19 tuổi, ngày mồng tám tháng hai vào lúc giữa đêm.
         Thái tử đi đến rừng sâu nơi cư trú của tiên nhân A-la-la-a-lam. Ông hướng dẫn cho thái tử làm thế nào cho phù hợp với phương pháp tu trì Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Thái tử cảm ơn, xúc động và khiêm cung nhận lời dạy bảo của tiên nhân, nhưng trong lòng vẫn chưa thõa mãn. Không bao lâu, thái tử từ giã tiên nhân A-la-la-a-lam đến một nơi khác tham học. Về sau, thái tử  lại đến tham vấn tiên nhân Uất-đầu-lam-phất. Cũng như vậy, ông ta cũng không có phương pháp nào để giải trừ những nghi hoặc trong lòng của thái tử. Trải qua năm năm cầu học với nhiều thầy, Ngài hiểu rất rõ tình hình tu hành của họ. Hơn nữa, Ngài đã thực hành con đường tu tập của họ và cũng trải qua cảnh giới chứng đắc của họ. Song, cuối cùng Ngài nhận ra được các phương pháp tu hành này đều không phải con đường đưa đến giác ngộ rốt ráo. Ngài liền đến phía đông bờ sông Ni-liên-thiền (nhánh sông Hoàng Hà) chọn một nơi trong rừng sâu núi Già-da rồi quyết chí tu hành triệt để con đường khổ hạnh.
         Lúc bấy giờ, năm anh em nhà ông Kiều Trần Như nghe thái tử tu hành ở núi Già-da liền đến tu hành cùng thái tử. Thái tử ở trong rừng ăn rất ít, thậm chí một ngày chỉ ăn một hạt mè, một hạt lúa tẻ. Vì thế, thân thể của Ngài ngày càng gầy gò ốm yếu, mắt hóp sâu, xương gò má lòi cao. Khổ hạnh như vậy được sáu năm nhưng vẫn chưa khai ngộ, thái tử tự xét lại mình, biết rằng khổ hạnh không phải là phương pháp cứu cánh. Vì vậy, Ngài ra khỏi rừng sâu, đến bên bờ sông Ni-liên-thiền tắm rửa cấu bẩn trên thân thể. Bất ngờ, tay chân và thân thể không còn sức, Ngài ngã xuống đất hôn mê. Khi ấy may sao có một người nữ chăn dê tên là Tu-xà-đa (Sujata) thấy thế liền mang sữa dê đến cho thái tử uống. Sau khi uống sữa dê xong, thái tử dần dần hồi phục được sức khỏe. Năm vị xuất gia theo hầu trước kia, thấy thái tử nhận sữa cúng dường của người nữ chăn dê, cho rằng thái tử đã thối thất tâm đạo, liền bỏ Ngài ra đi. Thái tử cũng không biện bạch, một mình đi đến gốc cây Tất-bát-la bên bờ sông (sau khi đức Phật thành đạo đổi tên là cây Bồ Đề) ngồi kiết già, phát lời thệ nguyện: “Máu có thể cạn, thịt có thể rữa, xương có thể khô, nhưng nếu không giác ngộ, ta thề không rời khỏi chỗ ngồi này!”. Thái tử ngồi thiền qua bốn mươi tám ngày, cuối cùng vào đêm ngày thứ  bốn mươi chín (mồng tám tháng mười hai âm lịch), khi sao mai vừa mọc thì hốt nhiên đại ngộ. Ngài  chứng được Tam minh thành bậc giác ngộ A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, hiệu là Thích Ca Mâu Ni; chúng ta gọi là Phật Ðà. Lúc này, Ngài mới ba mươi tuổi.
Lời bàn
Trải qua muôn vàn khổ hạnh, nhiều lúc tưởng chừng như Đức phật đã gục ngã trước con đường đầy gian nan, vất vả để tu tịnh. Chính lúc suy  kiệt nhất, Đức phật lại đứng dậy chỉ nhờ duy nhất ngụm sữa dê mát lành. Cũng giống như Đức phật, thần zesus, trước khi trở thành chúa tể của thần linh, thần cũng đã từng được nuôi dưỡng chỉ duy nhất bằng sữa dê. Thế mới nói, sữa dê chính là thức uống của những vị thần. Vậy tại sao bạn còn chưa dùng sữa dê(Dairy goat) để có sức khỏe dũng mãnh như các vị thần.
Công ty Cổ phần Sữa DAIRYGOAT.

Phòng A9, Tầng 3, Khách sạn Hà Nội Horison, Số 40 Cát Linh, Q. Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam.

Tel/Fax: + 84 4 37 368 774
 
Top