- Hiểu rõ sở thích ăn uống của trẻ
Các bậc phụ huynh thường nhắc nhở với trẻ phải
ăn rau, ăn cá mới giúp lớn nhanh và tăng cường trí nhớ, nhưng chúng không hề
quan tâm đến lời khuyên của bạn đâu. Cha mẹ nên hiểu rõ chọn ra những hương vị
ưa thích của trẻ như cà rốt, củ cải … bạn có thể kết hợp các loại rau củ này
nấu với thịt cá để bé ăn kèm bé sẽ ăn được nhiều hơn như canh xương ninh củ
cải, cà rốt, cá kho với củ cải …
Nếu trẻ không thích ăn rau xanh và hoa quả,
bạn có thể làm sinh tố rau, sinh tố hoa quả có kèm theo trộn với kem, vani… các
bé sẽ rất thích ăn đấy. Bạn làm món salat trộn, nấu mì rau thịt, nấu cháo đỗ
xanh, cháo đỗ đen… Chế biến rau thành nhiều món khác nhau để bé ăn lạ miệng và
ngon hơn, không nên suốt ngày chỉ làm một món rau luộc hoặc rau xào, bé sẽ
nhanh ngấy và chán. Hãy làm phong phú bữa ăn của bé với nhiều món khác nhau thì
bé sẽ ăn được nhiều và ngon hơn.
- Đánh thức giác quan của trẻ
Tất cả các bé đều có một điểm chung là thích
những thứ thật đẹp mắt, ngộ nghĩnh đáng yêu, một cái bát đẹp xinh có hình chú
mèo kity bé sẽ thích lấy bát ăn cơm hơn là 1 cái bát trống trơn như của người
lớn.
Một bữa ăn được trang trí trình bày hấp dẫn
đẹp mắt, nhiều màu sắc cũng khiến bé thích thú mà ăn nhiều hơn.
Đừng nên lấy cơm thật nhiều vào bát bắt bé ăn
mà hãy lấy một chút thôi, có thể bắt trẻ ăn khoán theo kiểu “con phải ăn 2 bát
một bữa mới đủ tiêu chuẩn là bé ngoan, mới mau lớn được”, khi bé ăn xong thì
khen bé một câu động viên để bé vui “con của mẹ ngoan quá, sắp ăn hết rồi này”
hoặc là nói ” hai mẹ con mình cùng ăn đua xem ai ăn nhanh hết bát cơm sớm nhất
nhé”.
Cùng con đi chợ sẽ giúp bé học được cách chọn
rau quả và có sự so sánh các loại rau quả. Giúp bé nhận thức được các món ăn
địa phương hay các món ăn bên ngoài. Thức ăn cũng là một phương tiện giúp bé đi
“du lịch” đấy.
- Cho trẻ học cách làm chủ
Vì là trẻ nhỏ nên các bé rất hiếu động, ham
hoạt động. Bạn hãy cùng bé chuẩn bị bữa ăn, cho bé ngồi cạnh quan sát bạn nấu
nướng hay để bé giúp bạn. Và chắc chắn rằng, khi trẻ chuẩn bị một món ăn nào đó
thì bé sẽ muốn ăn xem nó có ngon không. Hoặc có thể chơi cùng bé, cho bé bán
hàng ăn. Trẻ sẽ tự đi chợ, lên thực đơn, tự mua sắm, làm bếp… điều đó sẽ giúp
trẻ cảm thấy căn bếp là của trẻ.
- Những sai lầm cần tránh trong việc giúp bé
ăn ngon
Tránh phạt trẻ khi trẻ không chịu ăn một món
nào đó, vì làm thế trẻ sẽ càng sợ ăn món đó nhiều hơn. Thay vì phạt trẻ bạn hãy
chế biến món đó theo cách khác, sở thích của bé sẽ dần dần thay đổi.
Không được mắng trẻ khi trẻ không ăn được một
món ăn nào đó có vị đắng như: mướp đắng, xà lách quăn hay nước cam đắng vì trẻ
em thường rất nhạy cảm với vị đắng.
Không nên nêu gương xấu cho trẻ như bỏ ăn sáng
hay không thích ăn một món ăn nào đó. Vì làm vậy, trẻ sẽ bắt chước học theo.
- Những việc cha mẹ nên làm để giúp con ăn ngon
miệng. Nên có thái độ nhẹ nhàng với con khi con từ chối không ăn một món ăn nào
đó.
Đặt món mới bên cạnh món con thích ăn: Bạn múc
cả món mới cùng món con thích ăn vào bát của con, rồi nói nhẹ nhàng “hôm nay
con ăn bí đỏ được nhiều, con thử cà rốt một miếng nhé, ngon lắm đấy”.
- Những lưu ý đối với trẻ mới ngồi ghế tập ăn
Nên tập cho bé ngồi ghế riêng ăn cùng gia
đình, nếu bé còn nhỏ quá thì có thể mua ghế có đai giữ bé rồi cho bé tự ăn,
không nên bế trẻ, rong trẻ đi ăn khắp nơi.
Nếu trẻ ăn vương vãi ra thì phải tập dần dần
cho bé, hướng dẫn bé xúc ăn, không nên khó chịu mà bực mình mắng trẻ hoặc thấy
trẻ ăn vãi mà lại bón cho trẻ ăn, như thế bé sẽ lâu biết tự ăn.
Cho bé ăn nhiều bữa trong ngày khoảng 3 – 5
bữa một ngày, điều này phù hợp với điều kiện tự nhiên của tuổi nhỏ, hơn là bắt
con ăn thật nhiều trong mỗi bữa.
Không tỏ thái độ cáu, giận hay mắng khi con
vứt thức ăn xuống đất, hãy nhẹ nhàng cầm tay con và nói nhẹ nhàng nhưng phải
dứt khoát “Con ngoan, không được vứt đồ ăn xuống đất nhé, nếu con làm thế mẹ sẽ
giận con”.
Phải cho con thời gian
khi lần đầu thử món ăn mới, có những món phải mất vài ba tuần con mới chịu ăn.
Nguồn: St