Giấc ngủ của trẻ đóng một vai trò rất quan trọng trong
việc phát triển thể chất cũng như tinh thần của trẻ nhỏ. Tuy nhiên trẻ sơ sinh
ngủ bao nhiêu tiếng là đủ? Điều này phụ thuộc vào cơ thể và tháng tuổi của từng
bé. Sau đây các mẹ hãy tham khảo những thông tin để biết được thời gian ngủ của trẻ như thế nào là phù hợp.
Trong mỗi 24 tiếng đồng hồ, trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 16-18 tiếng,
đều đặn cả ngày và đêm. Khi được ba tháng tuổi, não bộ các bé bắt đầu
phát triển, trẻ sẽ ngủ đêm nhiều hơn và thêm từ 2-3 giấc ngủ ngắn vào ban ngày.
Các giấc ngủ ngắn này phân bổ vào buổi sáng, buổi chiều và buổi chập tối. Tuy
nhiên, không phải em bé nào cũng giống nhau. Vì vậy, mỗi bé sẽ có thời gian ngủ
khác nhau. Có nhiều trẻ hầu như chẳng ngủ vào ban ngày. Từ ba tháng tuổi trở
lên trẻ sẽ ít ngủ ngày hơn. Thời gian thức giữa hai giấc ngủ của trẻ thường là
từ 2-4 tiếng.
Dưới đây là một số chỉ dẫn về thời gian ngủ cần thiết
cho các bé theo tháng tuổi:
Trẻ sơ sinh
Số lượng giấc ngủ mỗi ngày: 4
Thời gian thức trung bình giữa các giấc ngủ: 1 tiếng
Thời gian dỗ trẻ ngủ: 15 phút
·
Trẻ
sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng? Thường là từ 16-18 tiếng mỗi ngày
·
Mỗi
giấc ngủ sẽ kéo dài từ 1-3 tiếng
·
Nhiều
trẻ thường thức đêm đòi bú
Từ 3-6 tháng tuổi
Số lượng giấc ngủ mỗi ngày: 2-3
Thời gian thức trung bình giữa các giấc ngủ: 2-3 tiếng
Thời gian để dỗ trẻ ngủ: 1 tiếng
·
Trẻ
ngủ từ 2-3 tiếng mỗi lần
·
Ngủ
từ 6-8 tiếng mỗi đêm
Từ 6-9 tháng tuổi
Số lượng giấc ngủ mỗi ngày: 2
Thời gian thức trung bình giữa các giấc ngủ: 2-3 tiếng
Thời gian để dỗ trẻ ngủ: 1 tiếng
·
Các
trẻ thường ngủ từ 1-2 tiếng mỗi lần
·
Ngủ
đêm từ 10-12 tiếng
Từ 9-12 tháng tuổi
Số lượng giấc ngủ mỗi ngày: 1-2
Thời gian thức trung bình giữa các giấc ngủ: 4 tiếng
Thời gian để dỗ trẻ ngủ: 1 tiếng
·
Trẻ
ngủ 1 tiếng vào buổi sáng và 1 tiếng vào buổi chiều
·
Ngủ
đêm từ 10-12 tiếng
Tại sao nhiều trẻ thường khó ngủ?
Giấc ngủ của mỗi chúng ta đều
bao gồm:
·
Giấc
ngủ nhẹ
·
Giấc
ngủ sâu, giúp chúng ta hồi phục sức khỏe sau khi tỉnh lại
Nhiều trẻ rất khó dỗ để ngủ do giấc ngủ sâu của trẻ bị
tác động. Nguyên nhân chủ yếu là do cách em trẻ được ru ngủ.
Các trẻ đi vào giấc ngủ bằng
nhiều cách khác nhau:
·
Trẻ
được đặt trong cũi khi thiu thiu ngủ và sau đó trẻ tự chìm vào giấc ngủ
·
Bế
trẻ đung đưa, vỗ nhẹ mông hoặc lưng, để trẻ ngủ trong vòng tay mẹ hoặc ngủ trên
giường của mẹ
Trường hợp đầu sẽ dạy cho trẻ có thói quen tự ngủ tốt.
Nhưng cách thứ hai sẽ tạo cho trẻ thói quen xấu và chỉ chịu ngủ khi nào có mẹ
bên cạnh. Sau khi ru trẻ ngủ, mẹ đặt trẻ vào nằm trong cũi. Khi thức dậy trẻ
không tìm thấy mẹ hoặc không còn cảm nhận cảm giác đung đưa của mẹ. Lúc này trẻ
sẽ thấy sợ hãi. Giấc ngủ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Hãy thử tưởng tượng bạn nằm
ngủ trên giường, sau đó thức dậy lại thấy mình ngủ trong phòng tắm. Bạn sẽ cảm
nhận được cảm giác sợ hãi của trẻ như thế nào.
Khi trẻ được 8 tháng tuổi thì giấc ngủ nhẹ trong thời
gian ngủ của trẻ tăng lên khoảng 1 tiếng. Do đó, mẹ thường khó rời trẻ hơn. Trẻ
thường dễ giật mình và khóc to nếu không thấy mẹ bên cạnh khi đang lơ mơ ngủ.
Tập cho trẻ ngủ
Dạy cho trẻ có một thói quen ngủ ngoan là cách tốt để
giúp trẻ ngủ độc lập về sau. Tập cho trẻ ngủ trong một không gian quen thuộc,
thoải mái sẽ cho giấc ngủ của trẻ được ngon và ít quấy mẹ. Giấc ngủ của
trẻ không chỉ quan trọng đối với sự phát triển của bản thân trẻ. Nó còn mang
lại một số lợi ích cho vợ chồng bạn. Chẳng hạn như, bạn có thể yên giấc
về đêm, hay hai vợ chồng có những khoảnh khắc riêng tư cho nhau.
Bạn nên bắt tay vào thiết lập thói quen ngủ cho trẻ
càng sớm càng tốt. Sự lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp trẻ quen dần. Nhớ rằng
chỉ mất khoảng 3 ngày để tạo lập một thói quen cho trẻ.
Khi trẻ sơ sinh mới được đưa từ bệnh viện về nhà, gia
đình và bạn bè ai cũng chào đón, trẻ sẽ được hết người này đến người khác thay
phiên bồng bế. Nếu bạn quan sát thấy con mình muốn ngủ, đừng ngần ngại mà hãy
cho trẻ ngủ ngay. Làm như vậy bạn đồng thời có thể chỉ dẫn cho người thân trong
gia đình giúp trẻ ngủ đúng cách. Khi bạn bận thì họ có thể cho trẻ ngủ đúng như
lịch trình bạn vạch ra.
Cách tốt nhất để tạo thói quen
ngủ cho trẻ là sử dụng phương pháp kết hợp Ăn/Chơi/Ngủ. Trong khi trẻ thức, hãy cho
trẻ ăn trước và chờ trẻ nằm chơi một lúc. Tuổi của trẻ sẽ quyết định trẻ chơi
trong bao lâu trước khi tỏ rõ dấu hiệu buồn ngủ. Hãy quan sát các dấu hiệu này
và sau đó từ từ cho trẻ vào cũi.
Vào buổi tối, sau khi
cho trẻ ăn, thay vì cho trẻ chơi thì hãy cho trẻ tắm. Bạn có thể âu yếm, chơi với
con hay kể một vài câu chuyện cho trẻ. Sử dụng các loại kem dành cho em trẻ,
mát xa toàn thân để trẻ thư giãn. Hãy nhớ chỉ vừa đủ trước khi ngủ. Vì nếu trẻ
mệt quá sẽ bị kích thích gây khó ngủ và quấy mẹ.
-Nguồn: huggies.com.vn-