Khi em ra đời, ba mẹ thường hay quá bận rộn nên chỉ khi nào bé lớn hư hỏng thì mới quát phạt. Còn khi bé lớn không hư hỏng thì ba mẹ không ngó đến bé vì nghĩ là bé ổn rồi. Nhưng thường xuyên như vậy thì sẽ làm tiềm thức của bé lớn đưa ra kết luận là "chỉ khi mình hư hỏng mình mới được ba mẹ ngó tới còn không thì hình như họ quên mình luôn". Và vì vậy tiềm thức của bé lớn sẽ thúc đẩy bé hư hỏng để được quan tâm mặc dù ý thức hiểu là không nên hư hỏng. Đây là lý do thường gặp khi tự nhiên một bé trước đó rất ngoan nhưng trở nên hư hỏng từ khi em ra đời.
Nếu Ba Mẹ không giải thích là em chưa tự lập được nên Ba Mẹ phải lo cho em nhiều hơn thì bé lớn có thể hiều lầm là em được thương và mình ra rìa, từ đó bé lớn sẽ ghanh tỵ, thậm chí là ghét và cắn/đánh em.





1- Giúp bé chống đỡ thói quen xấu của hàng xóm. Dạy bé rằng mỗi khi ai đó nói "em ra đời là mày ra rìa" thì con hãy đáp lại là "Mẹ con nói con không bao giờ ra rìa, mà con còn được thêm tình thương của em".

2- Hãy cho bé lớn vuốt bụng và âu yếm mỗi đêm. Nhấn mạnh là khi em ra đời mình sẽ bận lắm, con phải nhớ con rất quan trọng. Và khi nào mẹ quá bận với em và vô tình làm con cảm thấy bị bỏ rơi thì nhớ nhắc mẹ nhé.

3- Mỗi ngày dành 15 - 30' cho bé lớn và nói cho bé biết là đây là thời gian dành cho con . . . mẹ dành thời gian cho em chỉ vỉ em chưa tự lo được như con, con biết tự lo nên mẹ để con lo nhưng điều đó không có nghĩa là mẹ thương em hơn con. Ba mẹ thương cả 2 nhiều lắm.

4- Hãy cho bé lớn một trách nhiệm với em vừa sức mình. Ví dụ:
- Mẹ thay bỉm xong thì bé lớn đi vứt tã vào thùng rác
- Bé lớn phải đến kề má vào miệng em để em hôn mỗi ngày vì em rất yêu anh/chị nhưng không tự mình hôn được
- Bé lớn ngồi bên cạnh khi Mẹ cho em bú để cho Mẹ được yên lòng là bé lớn được an toàn
- Bé lớn ngồi bên cạnh chơi với em khi Mẹ tắm cho em để hai anh/chị em cùng vui với nhau . . .


 
Top